Không Nên Làm Những Việc Này Để Tránh Gặp Xui Xẻo Tiết Thanh Minh Không sát sin
Không Nên Làm Những Việc Này Để Tránh Gặp Xui Xẻo Tiết Thanh Minh
Không sát sinh cúng Thanh minh, không đặt đồ mặn ở mộ phần
Theo TS Vũ Thế Khanh (Tổng giám đốc Liên hiệp KHCN Tin học Ứng dụng UIA), tiết Thanh minh đi tảo mộ cần sắm đủ đồ cúng lễ, nhưng không nên cúng gà vì không nên sát sinh khi đi lễ Thanh minh. Cũng không nên cúng đồ mặn vì sẽ làm vong vẫn tham luyến đồ ăn, thức uống cõi trần.
Nếu muốn cúng đồ mặn chỉ nên dùng xôi/ bánh chưng với khoanh giò và chỉ đặt ở miếu quan Thần linh. Tốt nhất nên cúng chay, bởi quan niệm gia tiên được ăn chay, niệm Phật mới dễ siêu thoát.
Nhiều nhà tâm linh khuyên dịp Thanh minh chỉ nên mang hoa quả tới đặt trên mộ phần.
Hoa cúng Thanh minh không nên quá sặc sỡ, mùi hương quá nồng đậm. Cần chọn loại hoa trắng, trang nhã, hương thuần khiết như hồng trắng, cúc trắng, bách hợp trắng, hoa huệ và các loại hoa màu trắn trơn) để tỏ lòng kính trọng tổ tiên, thể hiện sự thương tiếc và nhung nhớ.
Hoặc hoa cúc vàng tượng trưng cho sự đau buồn và tưởng niệm. Hay chọn hoa theo tuổi tác và sở thích của người đã khuất.
Quả cúng Thanh minh là đồ tươi mới, các cụ xưa thường mua mang về nhà để có "hơi ấm" gia đình rồi mới mang đi cúng Thanh minh. Tránh cúng lễ hoa quả héo, giập nát. Số lượng hoa và trái cây nên chọn là số lẻ (1-3-5).
Không nên mời thầy pháp đi theo cúng lễ mà sinh tốn kém. Chỉ gia đình, họ tộc tự đi tảo mộ, tự khấn vái là được.
Cúng xong không nên ăn tại mộ phần
Các chuyên gia tâm linh cho rằng, gia chủ cúng xong không nên ăn đồ cúng ở nghĩa trang, vì có thể ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa, lạnh bụng.
Muốn họ tộc, gia đình ăn uống tiết Thanh minh, tốt nhất sau khi đi cúng Thanh minh ngoài nghĩa trang xong thì đến nơi khác ăn uống vui vẻ. Hoặc về nhà nhớ bước qua đống lửa, hoặc đốt nắm quả bồ kết 3 lần hãy vào nhà rửa ráy chân tay sạch sẽ hãy cùng nhau ăn uống.
Cúng Thanh minh xong không nên ăn tại mộ phần, tốt nhất là về nhà tẩy uế xong hãy vui vẻ ăn uống. Ảnh minh họa.
Cúng Thanh minh xong không nên ăn tại mộ phần, tốt nhất là về nhà tẩy uế xong hãy vui vẻ ăn uống. Ảnh minh họa.
Không nên đắp mộ to, sửa mộ đầu năm
Theo ông Hà Thanh (Viện Nghiên cứu Ứng dụng Tiềm năng con người), tiết Thanh minh là dịp tưởng nhớ gia tiên, không nên “bóp bụng” chi quá nhiều tiền để đắp mộ to, bề thế hơn những mộ xung quanh. Hoặc khoe với thiên hạ bằng cách mê tín (đốt nhiều vàng mã, cúng bái linh đình ngoài mộ) thì tuyệt đối không nên, bởi Thanh minh chỉ nên làm lễ cầu an cho gia đình.
Khi tảo mộ cần dọn sạch sẽ tứ phía mộ, phát quang cỏ rậm, nhổ bỏ cỏ dại, đắp bồi thêm đất, trồng thêm hoa tươi, quét dọn tứ phía sạch sẽ… tỏ lòng thành kính.
Không chụp ảnh, xâm phạm bia mộ
Đến nghĩa trang, khu mộ là tưởng nhớ người đã khuất, cần trang nghiêm, thành kính. Các nhà tâm linh khuyên, không nên tùy tiện chụp ảnh ở nghĩa trang, lăng mộ, đặc biệt với người lạ. Không nên nhảy từ mộ nọ sang mộ kia, giẫm lên, nhổ bọt, đá chân gạt đồ lễ hay tỏ thái độ bất kính.
Một số việc khác không nên làm dịp Thanh Minh để tránh xui xẻo
– Đi Thanh minh với tâm thành kính, vui vẻ, không có tạp niệm.
– Tiết Thanh minh là đi tảo mộ tổ tiên, dòng tộc, vì vậy không phải con cháu trong dòng tộc thì không nên đi theo, bởi dân gian quan niệm người ngoài họ tộc có thể làm trường khí hỗn loạn, là điềm xấu nên tránh.
– Trong dân gian có kiêng kị là không mặc quần áo quá sặc sỡ, kém kín đáo tới nơi mộ phần. Cũng tránh mặc màu đen vì nhìn xui rủi, dễ nhiễm âm khí.
– Không tổ chức việc hỷ, tiệc tùng, vui chơi khi đi lễ Thanh minh.
– Sau khi đi Thanh minh không nên tiện thể thăm hỏi bạn bè, người thân vì âm khí có thể theo vào nhà người đó. Nếu muốn thăm hỏi thì nên đi trước khi ra mộ phần.
Lưu ý với phụ nữ
– Phụ nữ mang thai, phụ nữ trong kỳ đèn đỏ cần tránh không đi tảo mộ kẻo khí lạnh nhiễm vào người không tốt.
– Người yếu bóng vía khi đi Thanh minh về nhà cần bước qua lửa để tránh những năng lượng xấu vào nhà.
Ngoài ra cần lưu ý
– Không nên khóc lóc, kêu gào tên người đã khuất ở mộ phần vì theo các nhà tâm linh là không tốt.
– Thanh Minh có thời gian nhất định, không nên viếng mộ quá sớm hay quá muộn vì dân gian quan niệm như thế gia tiên sẽ buồn trách.
Theo một số nhà tâm linh, có địa phương dịp Thanh minh còn kiêng không để tóc che trán vì theo quan niệm xưa, trán là nơi được coi là ánh sáng soi rọi, tránh để tóc che.
Không mua giày mới để tránh bị ma quỷ đi theo.
Có nơi kiêng chồng mất chưa được ba năm thì vợ cũng không nên đi tảo mộ vì dễ ảnh hưởng đến vận khí của người vợ; hoặc cải giá thì người chồng sau có thể bị khắc chết, con cái cũng yếu ớt, dễ chết sớm.
Theo các nhà tâm linh, đó là quan niệm dân gian ở một số địa phương, chứ không phải là tất cả. Nếu địa phương có luật lệ này thì nên tránh theo để không bị đàm tiếu.
Nếu như địa phương đang sống không có những điều này thì không phải làm theo.