NHÌN LÔNG MÀY DỰ ĐOÁN VẬN MỆNH Lông mày (gọi tắt là mày) là một trong năm quan

NHÌN LÔNG MÀY DỰ ĐOÁN VẬN MỆNH

Lông mày (gọi tắt là mày) là một trong năm quan (theo quan niệm tướng pháp của người Trung Hoa). Họ coi bôn giác quan, theo quan niệm sinh lý học: Mồm, tai, mũi, mắt và tay là những giác quan của cơ thể để cảm nhận tác nhân bên ngoài, tướng lý thấy mày là hợp các chức quan trong xã hội thời xưa để đưa vào tướng pháp. Và mày được đặt là quan bảo thọ. Tuy nhiên, theo quan niệm tướng pháp thì để phù hợp và dễ hiểu đối với người Việt Nam, hơn nữa nó còn liên hệ với thực tế nên ta gọi là cơ quan bảo vệ. Đốì với quan niệm về mặt tướng lý mày (lông mày cùng với gò xương lông mày) tiềm chứa nhiều thông tin, mà qua quan sát ta nhận thức được ngay. Những thông tin dự báo về nhiều mặt của một cuộc sông của cá thể. Ví như thông tin về gia quyến, thân tộc; thông tin về bản tính cá thể; thông tin về thọ yểu; thông tin đời sông vật chất lẫn tinh thần. Thông tin về nhân cách

Như vậy về tướng pháp của mày là một bộ phận cần được nghiên cứu và đề cập tới như là một phần quan trọng trong diện tướng – tướng mặt.

Người tướng thuật xa xưa, từ thời Ngũ Đại ở Trung Hoa hay ở các khu vực Đông Nam Á, Ấn Độ, ngay cả ở Âu Châu như Aristot cũng đều thấy rằng mày tiềm chứa nhiều thông tin về mặt tướng pháp.

Ông Viên Thiện Cương và con trai ông Viên Chánh Sư rất coi trọng tướng mày. Họ đã từng cho rằng: “… Mày là hiện thể của phú quý, thọ yểu và mệnh mạng (năng lực của mệnh) như trí tuệ…”. Ông Viên Thiện Cương cho rằng “… lông mày mọc ngược thì: con trai gặp vợ bất nhân, con gái gặp phải chồng không lương thiện…” (trai có thể giết vợ, gái có thể giết chồng). Và xương khuông mày nhô cao là người hung tợn, chậm chạp – số mệnh không tốt…”.

Thế đấy, chỉ vài nét của tướng mày đã có quá nhiều thông tin.

Aristot thì cho rằng mày là nơi che chắn cho mắt, mà mắt là hiện tướng của Thần trí tuệ. Mày kém thì mắt thiết…” (nghĩa sâu xa là mày mà xấu thì trí tuệ tồi).

Vậy, đã là một tướng gia không thể bỏ qua tướng mày. Đó là lý do tại sao thời xưa xếp mày vào năm quan, xếp cùng với bốn giác quan khác mà bỏ tay (theo sinh lý học).

Vâng, cái nghĩa “Bảo thọ Quan” hàm chứa súc tích những thông tin rất tin cậy. Nó cho nhà tướng pháp một cái nhìn xuyên suốt và ý nghĩa. Nó hài hòa với những thông tin của các tiểu khu, các cung, gò và các giác quan khác.

tướng lông mày

Các phần của tướng lông mày
Nghiên cứu tướng mày gồm các phần.

Khung xương mày (chân mày).
Kiểu lông mày.
Sắc lông mày.
Mỗi phần của mày cho ta thông tin riêng. Khi quan sát mày trước tiên ta quan sát khung xương mày đến quan sát kiểu lông mày xem hợp với những kiểu đặc trưng nào. Cuối cùng mới đến phần màu sắc lông.

Khung xương mày (chân mày)
Quan niệm của các tướng thuật gia Trung Hoa thì mày là vua và mắt là quan đại thần thân cận với vua. Vậy thì mày quan trọng đứng đầu. Mày có khung trên, khung xương đó mọc lông. Và với nghĩa trên khung xương mới là vua. Vua ở ẩn chứ không hiện (trong cung cấm) cái gốc được biểu lý ra lông mày để che. Vì vậy điều khó thấy (ẩn) thành dễ thấy (hiện). Song không hoàn toàn ẩn nếu lông mày không phủ kín.

Do đó mà tướng pháp quan tâm đến khung xương mày (chân mày).

Khung xương mày bằng với xương trán. Nghĩa là sờ vào không thấy thành khấc rõ với xương trán. Khuông tướng như vậy là lành.

Khung xương mày giô cao so với xương trán nghĩa là khung xương nổi rõ thành gò: Tốt. Thông thường trong tướng pháp của đa số các trường phái đều xem khung xương mày là hai gò Nhật Giác và Nguyệt Giác (thái Dương Giác và thái Âm Giác – Gò mặt trời và Gò mặt trăng). Nói thêm rằng trong khoa tướng pháp có nhiều trường phái. Trường phái coi trọng cái này. Trường phái thì chú trọng cái khác. Họ đưa ra ý này, ý nọ.

Ví dụ: Phái Tứ học đường lại có phái Bát học đường… Mỗi phái có ý riêng.
Phái Tứ học đường lấy mắt làm cung học đường.

Phái Bát học đường lại lấy mày làm chuẩn học đường. Rồi có ý “cửu chân bát quái chi” của một trường phái khác v.v…

Tất cả chỉ nói về một diện tướng thôi cũng có nhiều quan niệm (có dịp sẽ nói thêm sau).

Nhân nói đến tướng mày xin kể sơ qua về hai phái Tứ học đường (bôn khu học đường) và Bát học đường (Tám khu học đường) để biết rằng trước đây có nhiều trường phái tướng pháp

Lành là cuộc sông không chao đảo, yên ả, bình lặng.

Xấu là người có cuộc sông nổi chìm, đó đây. Cuộc đời chông gai gian khó “lúc lên voi khi xuống chó” (“dĩ tượng vi khuyển”).

Đầu mày có nhiều nếp nhăn dọc hoặc ngang sâu vào thịt thì người sống gặp nhiều khó khăn trắc trở, mưu việc thành bại kế tiếp.

Thực tế đa số mày: Lành, ít người mày tồi. Riêng phái Bát học đường thì lại cho rằng: Hai gò Nhật Giác và Nguyệt Giác. Nhật Giác là gò bên phải (Hữu), Nguyệt Giác là gò mày bên trái (Tả).

Hai gò mày cao đều thì “đa huynh đệ ” (người nhiều anh em) và học thức khá, cuộc đời sung mãn (sung túc và thỏa nguyện ước).

Hai gò Nhật, Nguyệt thấp thì học thức bình thường, cuộc đời cũng bình lặng.

Hình dạng – kiểu mày
Kiểu mày – hình dạng mày thật phong phú. Trường phái nào cũng đề cập tuy có thêm bớt.

Ở đây xin đơn cử các kiểu mày đặc trưng. Bởi lẽ mày thuộc loại “duy biến ” và “thường biến ”. Kiểu mày ở đây chỉ các dạng lông mày tự nhiên. Nó có thay đổi theo mệnh số. Và nó “thường biến” có thay đổi theo tuổi tác. Những kiểu lông mày đặc trưng như:

Lông mày dài (ta gọi tắt là mày dài vì kiểu mày tức là hình thế lông mày mọc tạo nên) biểu hiện: Thông minh (giàu học vấn), nho nhã, dáng mạo học thức.
Mày cong như lưỡi liềm (trăng mọc hôm mồng bốn lịch âm. Đó là hình của kiểu mày này): Tính thiện, dịu dàng, nết na.
Mày quá dài (dài quá mắt): Là con người trung hậu, giàu có, thọ.
Mày rủ (lông mọc dài rủ xuống mi trên mắt); Tướng trường thọ.
Mày chổi xể (đuôi ngắn mà xoè to như cái chổ quét nhà): tướng cần mẫn và có lòng trung hậu nhưng cục tính.
Mày ngắn: Tính tình cô độc, không thích cho ai cái gì dù có thừa.
Mày không dài bằng con mắt (khác với mày ngắn củn trên): Tướng hại của, hại người. Anh em hiếm hoặc con một.
Mày dính liền trái phải: Không thọ, đầu óc kém cỏi, không danh phận.
Mày hình mũi mác: Tướng võ, hung tợn, trí tuệ tốt.
Mày hình mũi kiếm (mày thanh m ảnh dài): Tướng văn nhân, điềm đạm.
Mày lá liễu (mày mọc giống hình lá liễu như đã nói ở phần mắt “… mày lá liễu đáng trăm quan tiền ”): Tướng hiền thục, mỹ nữ, thanh tao, điềm đạm.
Ngày nay phụ nữ thích săm, tỉa, vẽ để có được đôi lông mày ‘Tá liễu”. Mày tự tạo này có khi tính của cá thể đó lại dữ dằn hơn “sư tử Hà Đông”. Mày phải mọc tự nhiên như hình lá cây liễu mới thực quý là đáng cầu thân.

Mày đậm bằng đều từ đầu chí đuôi (gọi là mày tằm cũng thuộc mày quý (mày ngài (tằm) giông con tằm nằm) có câu: “Mày ngài mắt phượng” tướng thông thái, công khanh, nhưng háo sắc (thích phụ nữ).
Mày hai bên choải xuống (giông hình chữ bát (tám) Trung Quốc): hiểm, mưu mô.
Mày cong như hình cái cung tên: Tướng giàu có và thọ trường. Tướng quý hiền triết.
Ngoài ra phải kể đến độ dày, mỏng của lông mọc ở chân mày. Nó cũng cho ta thông tin. Ví dụ:

Lông mày rậm rì tướng đa tình, hung hãn.
Lông mày thưa thớt: Người thông hiểu có học vấn và lắm mưu mẹo.
Lông mày mọc đứt quãng (không liền nhau thưa vừa): Tướng anh em ly tán, mỗi người một nơi.
Lông mày cứng thô: Tướng thô bạo, cục cằn, đần.
Lông mày nhỏ như tơ (mảnh như sợi tơ tằm) tướng thọ, thông minh.
Lông mày mọc dựng ngược: Tướng keo kiệt, nghiêm khắc, cương quyết.
Lông mày cuối đuôi xoáy anh em bất hòa.
Lông mày mọc nửa ngược, nửa xuôi, tướng chết non.
Lông mày dày và m ảnh như tơ tằm, tướng tham dục vọng.
Lông mày mịn màng dửng cao thì giàu sang và hiền.
Giữa lông mày có nốt ruồi (bên nào cũng tốt): Tướng hiền, hiểu biết sâu rộng, kiến thức nhiều lĩnh vực, tâm tính trung thực, biết lẽ đạo và thiện tâm, quý người.
Lông mày mọc thành vằn vằn kế tiếp thì gặp tai nạn bất ngờ.
Tóm lại, mày đẹp cao, thanh tú thì sang, thọ, oai quyền. Mày cũn cỡn, thô thì kém thọ, nghèo. Mày giao nhau thì chết sớm, không bổng lộc. Mày có xoáy đuôi thì anh em bất hòa.

Đa số mày thay đổi ít nhiều về kiểu tùy theo thời vận. Lúc chưa thành nghiệp khác chút ít so với lúc có danh vọng giàu sang v.v… Mày không cố định (tiên thiên) giông lúc mới sinh. Nó “duy biến” về hình thể.

Bởi vậy khi xem xét tướng mày phải tùy cơ mà ứng đôi không cứng nhắc so sánh kiểu mày.

Màu sắc lông mày.
Màu sắc mày thuộc “thường biến”. Lúc thành đạt, khỏe mạnh màu lông mày tươi nhuận. Khi trẻ, khi trung niên, khi già, khi bệnh hoạn, thì màu sắc của chính lông mày đó sẽ thay đổi. Vì vậy tướng màu sắc mày chỉ nêu tiêu biểu “đột biến ” để tham khảo:

Sắc lông mày ánh vàng trên một kiểu mày đẹp: tướng sắp phát tiến danh vị.
Sắc lông mày điểm trắng sô” sẽ trường thọ.
Sắc đen bóng mượt giàu có đến nơi.
Sắc xanh trên nền kiểu mày cao: điềm nổi danh bôn biển năm châu sắp tới.
Sắc khí ánh đỏ vàng: điềm vui lớn vinh hoa, giàu sang sắp đến.
Tóm lại, tướng mày cho những thông tin dự báo về sang giàu, hèn mọn, lành dữ, thọ yểu.

Mặt khác Đông y còn quan sát mày để tìm thông tin về người bệnh. Sách “vọng chẩn kinh” (Trung Hoa) ghi rằng: “Mày con người thuộc hành Hỏa nên do khí Mộc biểu lộ. về kinh lạc thái âm thuộc tay chân. Vì vậy mày có thể cho thông tin về sông chết ỡ bệnh nhân ”.

Lông mày rối rắm: Người ốm nặng.
Mày khô: Khí huyết suy.
Mày mà sắc: Khí tươi nhuận thể hiện khí huyết đầy đủ.
Mày ủi sùi chứng bệnh phong.
Mày dựng sởn sắp nguy đến tính mạng.
Mày nghiêng vẹo: Bệnh ở mật.